Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Trong Gia Đình-32_đọc truyện sex hay việt

Trang 32 trong tổng số 34


Phần VIII

CHIẾC ĐŨA THẦN CỦA NÀNG TIÊN

Chương 21

Tình trạng ngớ ngẩn kéo dài sức khỏe của ông Vunphran không được tốt: bệnh viêm phế quản, sự hồi hộp làm bệnh tim nặng dần rồi sưng phổi tiếp theo bắt ông phải ở trong phòng mất một tuần. Taluen được điều hành chỉ huy trọn vẹn tất cả các nhà máy, lấy làm đắc thắng.
anh sex
truyện sex hay
phim sex hay
truyện ma kinh dị

Những rắc rối ấy bớt dần trong khi tình trạng ngớ ngẩn tinh thần không thuyên giảm và qua mấy hôm, ông thấy thuốc Ruysông đâm ra lo ngại. Đã nhiều lần, Perin muốn hỏi bác sĩ Ruysông nhưng ông này không phải là người quan tâm đến những điều tò mò của các cô bé. May thay, ông không từ chối trả lời cho Bátxchiêng và cô Benlom. Khi buổi chiều tối, ông đi thăm bệnh thường gặp họ. Perin lo ngại, và được người đầy tờ già cùng cô giáo cho biết ít nhiều những tin tức lờ mờ về bệnh trạng của ông Vunphran.
- Không có gì nguy hiểm đến tính mạng, Bátxchiêng nói, nhưng ông Ruysông muốn thấy ông chủ trở lại với công việc!
Cô giáo không hà tiện lời nói. Khi đến tòa lâu đài để lên lớp, cô nói chuyện ông Ruysông. Cô sẵn sàng nhắc lại những lời ông nói cho Perin nghe, tóm tắt bằng một câu lúc nào cũng thế: “ Ông Vunphran phải có một sự chấn động! Tinh thần ông bị tê liệt nhưng cái lò xo lớn hình như không bị đứt! Phải có một cái gì lên giây cái máy ấy!”

Từ lâu, người ta lo nghĩ sự chấn động ấy bất ngờ xảy ra; đã nhiều lần ca phẫu thuật mổ cườm mắt ấy phải hoãn lại, đợi tình trạng sức khỏe cho phép. Phải có sự chấn động để ông Vunphran quan tâm đến công việc! Cả cuộc đời của ông là ở đấy! Người ta hy vọng sẽ thành công, rồi đây sẽ dùng phẫu thuật. Bây giờ thì người ta không lo sợ những cảm xúc mạnh của sự trở về hay cái chết của con ông nhưng về phương diện chuyên môn người ta vẫn còn lo ngại.
Nhưng làm thế nào để gây sự chấn động ấy? Người ta tự hỏi trong khi chẳng tìm ra được câu trả lời. Hình như ông Vunphran không quan tâm đến việc gì cả! Ông cũng chẳng muốn tiếp Taluen và hai người cháu trong lúc ông lâm bệnh. Lúc nào, ông cũng bảo Bátxchiêng trả lời cho Taluen, ông này kính cẩn, mỗi ngày hai lần, đến nhận mệnh lệnh vào buổi sáng và buổi chiều.
- Hãy ra quyết định thế nào cho tốt!

Và lúc ra khỏi giường bệnh, ông Vunphran trở lại bàn giấy cũng chẳng cần kiểm tra Taluen đã quyết định như thế nào. Còn Taluen quá khôn ngoan, quá khéo léo, quá xảo quyệt và lại quá thận trọng để không chọn một biện pháp nào khác với ông chủ khi ông khỏe mạnh.
Sự thờ ơ ấy không làm ngưng thói quen của Perin hàng ngày đưa ông Vunphran đi thăm các nhà máy như trước kia, nhưng khác trước, ông thường im lặng trên đường đi, không trả lời cho Perin về những nhận xét mà chốc chốc em nêu lên. Đến các nhà máy, khi những quản đốc báo cáo, ông cũng ít chú ý.
- Để tốt hơn, ông thường bảo, các anh nên trao đổi với Taluen.
Tình trạng này sẽ kéo dài đến bao giờ?
Một buổi chiều, sau khi đi thăm các nhà máy họ về gần đến Marôcua. Con ngựa già buồn ngủ đang đi nước kiệu thì nghe trong làn gió như có hồi kèn báo động.
- Hãy dừng lại, ông Vunphran nói, hình như người ta báo động: Có đám cháy!

Cỗ xe dừng lại, tiếng kèn nghe rất rõ.
- Có đám cháy, ông Vunphran nói, cháu có thấy gì không?
- Một cơn lốc, khói đen sì.
- Về phía nào?
- Ở giữa đám cây dương. Cháu chưa nhận ra là ở xóm nào.
- Bên phải hay bên trái?
- Hình như bên trái.
- Bên trái, thế là về phía nhà máy.
- Chúng ta có phải cho ngựa phi lên không? Em hỏi.
- Không, nhưng cháu cho đi nhanh lên!

Đến gần, tiếng kèn càng rõ, khi họ đi quanh cái hốc đất có hàng dương bao bọc, Perin không thể nắm chính xác địa điểm đám cháy. Hình như ở giữa làng, chứ không phải ở nhà máy, Perin nói cái nhận xét ấy với ông Vunphran, ông không trả lời. Em tin như thế là vì bây giờ em nghe tiếng kèn về phía tay trái, nghĩa là khu vực quanh nhà máy.
- Người ta không thổi kèn có lửa. Em nói.
- Đó là lời giải thích rất hay. Ông Vunphran đáp.
Nhưng ông nói câu trả lời ấy với một giọng thờ ơ như là ông chẳng cần biết đám cháy xảy ra ở đâu. Chỉ đến khi vào trong làng họ mới được rõ.
- Đừng vội, ông Vunphran ạ! Một bác nông dân nói to. Lửa không phải ở chỗ ông! Nhà bà Tibuyxơ cháy đấy!

Bà Tibuyxơ là một bà già nghiện rượu, bà trông những đứa trẻ còn quá nhỏ mà nhà trẻ không nhận. Bà ở một mái nhà tranh dột nát, gần sập, nằm ở bên phải sau một cái sân gần các trường học.
- Chúng ta đi đến đó! Ông Vunphran nói.
Họ chỉ cần theo các bác nông dân đang chạy. Bây giờ người ta trông thấy khói và lửa bốc lên cuồn cuộn trên mái nhà và người ta ngửi thấy mùi khét nghẹt. Trước khi đến đó, họ phải dừng lại, sợ cán phải những người tò mò, đang bươn bả đi xem, dầu có bị cán, cũng chẳng chịu tránh ra. Ông Vunphran xuống xe. Perin dìu ông đi qua đám đông. Khi họ đến gần ngôi nhà, Phabry đến gặp họ, anh đội mũ cát, đang chỉ huy đội cứu hỏa nhà máy.
- Chúng tôi đã làm chủ được ngọn lửa, anh nói, nhưng cái nhà thì đã bị bốc cháy! Nghiêm trọng hơn là nhiều em bé, có lẽ năm sáu em đã chết. Một em bị vùi trong ngôi nhà đổ, hai em chết ngạt, còn ba em nữa người ta chưa tìm thấy!
- Lửa bốc cháy vì đâu?
- Mụ Tibuyxơ sau rượu rồi nằm ngủ - bây giờ mụ vẫn còn say. Mấy đứa bé lớn lấy diêm ra chơi. Khi thấy lửa bén, chúng chạy trốn. Mụ Tibuyxơ hoảng hốt, cũng bỏ chạy, quen lửng mấy đứa bé còn đang nằm trong nôi.

Có tiếng ồn ào ở phía sân rồi tiếng la hét. Ông Vunphran muốn đi về phía đó.
- Ông đừng đi đến đó! Phabry nói. Đó là hai bà mẹ có con bị chết ngạt đang khóc con.
- Họ là ai?
- Nữ công nhân của nhà máy.
- Tôi phải nói chuyện với họ.
Ông đè mạnh tay lên vai Perin để nói em phải đưa ông đi. Phabry đi trước để dọn đường. Họ vào trong sân. Ở đó đội cứu hỏa đã tưới nước tràn ngập ngôi nhà đổ sập chỉ có bốn bức tường còn đứng. Dưới mấy vòi nước, có những ngọn lửa bốc lên với tiếng nổ lốp bốp. Họ nghe những tiếng kêu la từ một góc đối diện có nhiều phụ nữ xúm xít. Phabry dẹp đường cho ông Vunphran, đi theo sau Perin, đến gặp hai bà mẹ đang ôm con trên đầu gối. Họ khóc, một người có lẽ tin tưởng đến một sự cứu chữa thiêng liêng, khi nhận ra chỉ là ông chủ, thì đưa một cánh tay về phía ông hăm dọa:
- Hãy đến xem! Các người đã làm gì con cái chúng tôi! Trong lúc chúng tôi làm việc cật lực cho ông, ông có cứu nó sống lại được không chứ? Ôi, thằng bé tội nghiệp của tôi!

Rồi nghiêng mình trên thằng bé, bà mẹ la hét và khóc nức nở. Ông Vunphran dừng lại, do dự một lát, rồi nói với Phabry:
- Anh nói có lý! Chúng ta đi thôi!
Họ trở về buồng giấy. Không ai nói đến chuyện hỏa hoạn nữa cho đến khi Taluen vào báo cáo cho ông Vunphran hay trong sáu đứa bé người ta tưởng chết thiêu, thì ba đứa còn mạnh khỏe đang ở bên mấy nhà gần đây. Trong lúc hỗn loạn người ta đã bế chúng nó ra khỏi đám cháy. Như vậy, chỉ có ba đứa chết và ngày mai sẽ mai táng chúng. Taluen đi rồi, Perin chìm đắm trong suy tư, từ lúc trở về nhà máy, bỗng em nhất quyết thưa chuyện với ông chủ:
- Ông có định đến dự lễ mai táng các cháu chết cháy không? – Giọng em run run vì xúc động, hỏi.
anh sex
truyện sex hay
phim sex hay
truyện ma kinh dị

- Tại sao bác lại phải đến kia chứ?
- Bởi vì đó là câu trả lời của ông, câu trả lời nghiêm túc nhất cho những lời tố cáo của bà mẹ khốn khổ ấy!
- Bọn thợ có đến cầu hồn cho con trai bác đâu!

- Họ không chia sẻ nỗi đau buồn của ông, còn ông, ông phải chia sẻ nỗi đau buồn của họ, đó cũng là một cách trả lời và cái đó chắc chắn họ sẽ hiểu!
- Cháu không biết là bọn thợ thuyền vong ân đến chừng nào!
- Vong ân, vì sao thưa ông? Vì số tiền họ nhận được? Có thể như thế, và chuyện đó có thể họ quan niệm số tiền họ nhận được không cùng một cách với số người phát tiền. Họ có quyền được hưởng số tiền về sự đóng góp công sức của họ chứ? Sự vong ân ấy có thể như ông nói. Nhưng còn vong ân về đối xử ân tình, về sự giúp đỡ bạn hữu, ông có nghĩ là giống như sự vong ân kia hay không? Hữu ái sinh ra hữu ái. Ta yêu mến những ai mà ta cảm thấy yêu mến mình. Cháu nghĩ rằng nếu chúng ta là bạn của họ chúng ta sẽ làm cho họ trở thành bạn bè của chúng ta. Giúp đỡ những người khốn khổ cho nhẹ bớt đói nghèo, đó là việc lớn lắm, nhưng chia sẻ nỗi khổ của họ, làm cho họ bớt đau khổ còn to lớn hơn nhiều!
Hình như Perin còn có nhiều điều muốn nói nhưng ôg Vunphran không trả lời. Ông hình như không nghe em nói, nên em không dám tiếp tục. Em định bụng sẽ trở lại câu chuyện đó lúc khác. Khi họ đi ngang trước hàng hiên của Taluen để trở về tòa lâu đài, ông Vunphran dừng lại, nói với viên quản đốc.
- Anh tin cho cha xứ hay rằng tôi chịu những phí tổn trong việc chôn cất mấy đứa bé bị nạn. Nói với cha hãy tổ chức một buổi lễ đàng hoàng. Tôi sẽ đến dự.

Taluen giật mình đánh thót. Ông Vunphran vẫn tiếp tục.
- Anh cho dán áp phích ngày mai ai muốn đến nhà thờ đều được tự do. Cái đám cháy ấy thật là một tai họa lớn!
- Chúng ta không nên chịu trách nhiệm!
- Trực tiếp thì không.
Đó không phải là nỗi ngạc nhiên duy nhất của Perin. Sáng hôm sau, nghe đọc các thư tín và hội ý với mấy ông trưởng ban xong ông Vunphran giữ Phabry ở lại.
- Anh không bận việc gì gấp chứ? Tôi nghĩ thế!
- Không thưa ông.
- Nào, anh đi Ruăng ngay! Tôi được biết ở đó người ta vừa xây dựng một nhà trẻ mẫu, áp dụng những cái gì tốt nhất ở mọi nơi. Không phải của thành phố đâu, nếu mà của thành phố thì hẳn có một cuộc thi sau đó chỉ sinh ra một kiểu xây dựng cũ rích. Một tư nhân để tưởng nhớ những người thân, đã tìm làm việc thiện. Anh hãy nghiên cứu cái nhà trẻ ấy với mọi chi tiết: cách xây dựng, hệ thống lò sưởi, lò đun bếp, hệ thống quạt trần, giá thành xây dựng, lắp ráp và chi phí bảo quản. Rồi anh hỏi ông kiến trúc sư xem ông ta đã theo mẫu những nhà trẻ nào, anh cũng sẽ đi đến tận nơi có mẫu ấy tìm hiểu và trở về đây càng nhanh càng tốt! Trước ba tháng, chúng ta phải mở cửa các nhà trẻ ở mấy nhà máy của tôi. Tôi không muốn một tai họa như ngày hôm qua lại tái diễn! Tôi tin cậy anh. Chúng ta không phải gánh một trách nhiệm nặng nề như về tai họa vừa qua nữa!

Buổi chiều, khi có cô Benlom đến lớp, cô rất phấn khởi được nghe Perin kể lại sự việc quan trọng ấy. Câu chuyện bị cắt đứt, khi ông Vunphran bước vào thư viện.
- Cô giáo, – Ông nói – nhân danh cá nhân và thay mặt dân địa phương, tôi đến nhờ cô giúp cho một việc lớn lao, kết quả của nó có tầm quan trọng bậc nhất. Tôi cũng thừa nhận, việc ấy đòi hỏi về phần cô một sự hy sinh lớn lao.

Rồi ông trình bày. Đó là việc cô giáo phải xin từ chức để điều khiển năm nhà trẻ mà ông sắp xây dựng. Ông đã tìm và chỉ thấy cô giáo là người thông minh, có nghị lực, có nhiệt tình, có thể đảm đang nhiệm vụ khá nặng nề ấy! Nhà trẻ xây dựng xong, ông Vunphran sẽ biếu cho các xã Marôcua, Xanh Pipô, Hécchơ, Bacua Phêxen với một số vốn đủ để duy trì mãi mãi. Ông chỉ đòi hỏi một điều kiện: Người điều khiển các nhà trẻ phải là người ông hết sức tin cậy, để đảm bảo kết quả và sự tồn tại sự nghiệp của ông. Được trình bày như thế, lời yêu cầu không thể từ chối. Nhưng cô Benlom, trong sự hy sinh, không phải là không đau xót, như ông Vunphran nói:
- Ôi, thưa ông! – Cô kêu lên – Ông chưa rõ công việc giáo dục là gì?
- Đưa lại cho trẻ sự hiểu biết, cái ấy là rất lớn! Tôi hiểu. Nhưng cho các cháu sức khỏe, sự sống cũng là cái gì đấy chứ? Và cái ấy sẽ là công việc của cô! Nó cũng khá to lớn để cô không thể từ chối được.
- Và tôi sẽ không xứng đáng với sự lựa chọn của ông, nếu tôi nghe theo những sở thích cá nhân. Tôi sẽ là người học trò của chính tôi, có bổn phận phải học hỏi để làm nhiệm vụ mới này. Cái nhu cầu dạy dỗ, rèn luyện của tôi sẽ được ứng dụng rộng rãi. Tôi sẽ hết lòng phục vụ ông. Lòng tôi quá xúc động không nói nên lời. Nói rất biết ơn, rất kính phục.

- Nếu cô muốn nói đến sự biết ơn, thì không nên nói với tôi, mà phải nói với cô bé học trò của cô đấy. Thưa cô, chính những lời cháu ấy nói, những ý nghĩ trước đây rất xa lạ với tôi! Cô bé đưa tôi đến một con đường mà tôi mới đi được vài bước, chưa đáng kể vì đường còn dài!
- Ôi, thưa ông, - Perin kêu lên. Niềm vui và tự hào làm em bạo dạn – Ước gì ông đi thêm một bước nữa!
- Để đi đâu chứ?
- Đi một nơi mà tối nay cháu sẽ đưa ông đến!
- Ấy, cháu muốn dẫn bác đi đâu tối nay đây?
- Đến một chỗ mà sự có mặt của ông chỉ trong vài phút có thể mang lại những kết quả phi thường.
- Một lần nữa, cháu có thể nói cho bác hay cái chỗ bí mật ấy ở đâu, là chỗ nào không?

- Nếu cháu nói trước, tác dụng mà cháu chờ đợi ở cuộc đi thăm của ông sẽ mất đi! Chiều nay đẹp trời, ấm áp, ông không sợ bị cảm lạnh. Xin ông hãy đồng ý đi!
- Hình như người ta có thể tin cậy ở em này – Cô giáo nói – Tuy lời đề nghị được trình bày dưới dạng hơi… kỳ quái và trẻ con.
- Cháu sẽ được như ý! Chiều nay bác sẽ đi với cháu! Cháu hãy định mấy giờ thì chúng ta làm cuộc thám hiểm?
- Càng về đêm, càng tốt.
Trong buổi chiều tối, ông Vunphran nhắc nhiều lần đến cuộc thám hiểm, nhưng Perin vẫn không nói rõ.
- Cháu có biết là cháu đã làm cho bác sinh ra tò mò không?
- Khi cháu chỉ đạt được có thế thì không phải là đã đạt được một phần rồi sao? Để ông mơ tưởng về ngày mai hay ngày kia không hơn là để ông luyến tiếc một hy vọng đã tiêu tan trong quá khứ?
anh sex
truyện sex hay
phim sex hay
truyện ma kinh dị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét